Những chiếc vòng bi rất dễ hỏng hóc, gây tốn kém chi phí và thời gian bảo dưỡng. Càng biết nhiều hơn về các hỏng hóc vòng bi, chúng ta có thể bảo vệ tốt hơn các thiết bị của mình. Theo các nhà sản xuất vòng bi, có một vài lý do dẫn đến sự hỏng hóc như là:
Mệt mỏi - điều xảy ra khi bị nứt vỡ, bong tróc hoặc có vấn đề về vòng đai hay bi lăn. Nguyên ngân này có thể là: trọng lượng quá mức hoặc áp lực từ móc nối bánh răng khác thường hay máy móc quá tải; bi lăn tiếp xúc không đúng với bề mặt đường ray; đường ray bị điều chỉnh quá chặt; sắp xếp sai, cong vênh, trục không tròn trịa, hoặc mặt tiếp xúc đứt hay gồ ghề. Lớp vỏ bị bào mòn hoặc do các vết lõm của đường ray, bi lăn,… đều là các dấu hiệu phổ biến.
Bị bào mòn - khi các mảnh vỡ của con lăn quanh bề mặt tạo nên các vết cào xước. Các mảnh cứng nhỏ này khi vòng bi lăn qua gây nên các vết lõm và xước trên đường ray và bề mặt vòng bi. Nhiệt độ quá mức gây nên sự mất màu của đường ray, sự xô sát, nói chung cũng tạo ra các bột màu sơn. Nguyên nhân có thể là: chất bôi trơn không thích hợp; chất bôi trơn không đủ dùng hoặc quá nhiều, sự có mặt của các chất liệu bên ngoài hoặc bụi bẩn; điều chỉnh quá chặt, sắp xếp sai khi lắp đặt và thay thế vòng bi ra khỏi trục.
Gỉ sét – Là các vết ăn mòn màu đỏ nâu, đen hoặc xám, sự ăn mòn a xít, sự biến màu của bề mặt. Nguyên nhân có thể là: các bộ phận tiếp xúc với hơi ẩm, từ ra mồ hôi từ tay người sử dụng hay chất bôi trơn không thích hợp.
Sự chai cứng – lớp bề mặt hình nón của đường ray và các con lăn dao động qua lại. Nguyên nhân gây ra là sự dao động khi trục và vòng bi không hoạt động. Các vết nứt ở đường ray cũng gây nên sự chai cứng khi hoạt động. Nguyên do là áp lực quá mức lên trục, biến dạng khi lắp đặt; áp lực lên bộ phận có góc hình nón lớn hoặc hộp chứa quá cỡ, cùng với tải trọng cao, gây nên sự vỡ vụn của nắp côn.
Chốt định vị vòng bi rơi tự do – do hỏng hay mất chốt định vị. Nguyên do có thể là: bề mặt chốt định vị bị tổn thương hoặc bị biến dạng từ sự tiếp xúc; áp lực cao lên bề mặt chốt từ đường ống hay do công cụ lắp đặt làm hỏng khi thao tác.
Vấn đề về chất bôi trơn – Nguyên nhân có thể là: nước hoặc hóa chất xâm nhập vào chất bôi trơn; dung môi tẩy rửa còn sót lại, hoặc mỡ bị ô xi hóa; bụi bẩn khi hộp chứa bị phơi ra môi trường ô nhiễm; chất bôi trơn không thích hợp có chứa lưu huỳnh và các hợp chất cờ lo hóa.
Các vấn đề về vòng bi có thể được phát hiện bởi lịch trình kiểm tra của kế hoạch bảo dưỡng định kì. Sự kiểm tra này sẽ giúp ta loại bỏ các chất bẩn hay các mảnh vụn trước khi chúng gây nên các vấn đề hỏng hóc khác sâu hơn, điều mà sẽ tiết kiệm tiền bạc do giảm được chi phí bảo dưỡng. Có rất nhiều lý do tại sao vòng bi trong máy móc gặp các sự cố. Một trong số đó là do dầu nhớt bẩn, bộ lọc không thích hợp, thiếu hay thừa chất bôi trơn, thậm chí là sai về chất liệu vòng bi sử dụng. Người ta ước tính rằng chủ yếu sự bám bẩn và bụi chiếm đến 40-50% trong tổng số các vấn đề của vòng bi. Chất bôi trơn không phù hợp gây nên 20-30% và 20-30% còn lại là do lắp đặt. Tuy nhiên, Các chất bẩn và bụi có thể lọc qua với bộ lọc phù hợp. Sử dụng bộ lọc là cách tiếp cận tích cực nhất để ngăn chặn trước các vấn đề của vòng bi, theo các chuyên gia kĩ thuật kiến nghị.