Vòng bi công nghiệp là một trong những bộ phận không thể thiếu của các thiết bị máy móc. Với những ưu và nhược điểm của ổ lăn, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những thông tin cơ bản về vòng bi cùng những ưu nhược điểm của nó. Đây là một trong những vấn đề quan tâm của hầu hết những người sử dụng.
Ưu và nhược điểm của vòng bi ổ lăn
Cấu tạo ổ lăn
Ổ lăn được thiết kế với 4 bộ phận chính : vòng ngoài, vòng trong, con lăn và vòng cách.
Con lăn có các dạng sau: bi (ball), đũa trụ (cyclindrical roller), đũa côn (taper roller), đũa hình trống đối xứng hoặc không đối xứng (spherical roller), đũa kim (needle roller)
Các phương thức phân loại vòng bi cầu sẽ dựa trên một số yếu tố sau :
Phân loại theo hình dạng con lăn sẽ gồm 2 loại : ổ bi, ổ đũa.
Phân loại theo khả năng chịu lực gồm : ổ đỡ, ổ chặn, ổ đỡ chặn.
Phân loại theo số dãy con lăn gồm: một dãy, hai dãy.
Phân loại theo đường kính ngoài: đặc biệt nhẹ, rất nhẹ, trung bình, nặng, …
Phân loại theo cỡ chiều rộng: ổ hẹp, bình thường, rộng, rất rộng, …\
Ưu và nhược điểm của ổ lăn:
Ưu điểm:
Độ ma sát nhỏ (với ước lượng khoảng ổ bi: f =0,00012~0,0015, ổ đũa: f=0,002~0,006)
Chăm sóc và bôi trơn đơn giản bằng dầu mỡ công nghiệp
Kích thước chiều rộng nhỏ.
Mức độ tiêu chuẩn hóa cao, giá thành hợp lý
Nhược điểm:
Kích thước hướng kính lớn.
Việc thực hiện lắp ghép tương đối khó khăn.
Khi làm việc thường gây ra tiếng ồn lớn khả năng giảm tiếng ồn khá kém.
Ứng với mỗi loại ổ lăn sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau như :
Vòng bi tròn có rãnh sâu:
Với các loại như
- Z: Nắp chặn bằng sắt ở một phía.
- 2Z: Nắp chặn bằng sắt ở 2 phía.
- RS1: 1 nắp cao su (nắp này thường làm bằng sắt bọc cao su)
- 2RS1: 2 năp cao su ở 2 phía.
Vòng bi này có khả năng chịu tải trọng hướng tâm cùng tải trọng dọc trục và có thể vận hành với tốc độ cao mà không gặp trở ngại gì.
b. Vòng bi tròn đỡ chặn tiếp xúc góc một dãy:
Nhược điểm của vòng bi này là : không thể tách rời. Các viên bi được lắp vào kết cấu vòng trong đối diện, số bi được lắp nhiều hơn so với vòng bi tròn rãnh sâu khả năng chịu lực dọc trục chỉ theo một hướng nhất định.
Ưu điểm : loại bi này có có khả năng chịu được lực hướng tâm, dọc trục lớn.
c. Vòng bi đỡ chặn tiếp xúc góc 2 dãy:
Ưu điểm : Những loại vòng bi này có thể chịu tải hướng tâm, lực moment và tải trọng hướng trục ở cả 2 phía.
d. Vòng bi tròn tự lựa:
Ưu điểm có thể hoạt động trong điều kiện có sự lệch trục. Dùng trong những ứng dụng tải trọng hướng trục thấp nhờ sự hỗ trợ nhẹ dọc trục của viên bi bởi rãnh chạy vành ngoài.
e. Vòng bi đũa trụ:
Ưu điểm : với cấu trúc đơn giản nhất trong tất cả các loại vòng bi hướng tâm được ứng dụng nhiều trong các ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao. Khả năng chịu trọng hướng kính cao
Hiện nay, thị trường vòng bi nhập khẩu thì thật sự dày đặc và phổ biến ở nước ta: vòng bi INA & FAG (CHLB Đức), vòng bi SKF ( Thụy Điển), vòng Timen (Mỹ), Koyo, NTN, NSK, Asihi, Nachi, Tsubaki, ArB ( Nhật Bản) hay ZWR ( Trung Quốc)…