Đây được xem như là một bước đệm khiến cho Peru phát triển các chương trình không gian vũ trụ của mình. Vậy chiếc tàu vũ trụ tự tạo đầu tiên này hoạt động như thế nào?
Tàu vũ trụ tự tạo đầu tiên của Peru hoạt động như thế nào?
Với việc phóng tàu vũ trụ tự tạo, Peru đang có nhiều triển vọng phát triển các chương trình không gian.
Peru vừa phóng thành công tàu vũ trụ đầu tiên được thiết kế hoàn toàn bởi các nhà khoa học nước này. Đây được xem như là một bước đệm khiến cho Peru phát triển các chương trình không gian vũ trụ của mình. Vậy chiếc tàu vũ trụ tự tạo đầu tiên này hoạt động như thế nào?
Tàu Paulet I được phóng đi lúc 3g30 chiều ngày 26-12 tại căn cứ Không quân Peru (FAP) ở Punta Lobos, Pucusana, cách thủ đô Lima 50 km về phía nam.
Theo đại tá Wolfgang Dupeyrat, tàu Paulet I dài 2,72 m, nặng 99 kg, do các chuyên gia đến từ FAP và Ủy ban nghiên cứu và phát triển không gian vũ trụ Peru (CONIDA) thiết kế và chế tạo trong 2 năm.
Tàu vũ trụ này chở theo các trang thiết bị để đo đạc bên trên khí quyển, bao gồm áp suất, nhiệt độ và độ ẩm…
Theo Xinhua, Tuổi trẻ