Việc chuẩn đoán được vị trí hay bị hỏng hóc giúp tiết kiệm thời gian sửa chữa máy nén khí, giảm thiểu tối đa tổn thất, sự ảnh hưởng do việc ngưng vận hành máy nén khí gây ra. Cách nhanh nhất để tìm ra lỗi là dựa theo dấu hiệu nhận biết.
Sự cố trong mạch điện của máy nén khí
Cách kiểm tra và chuẩn đoán sự cố trong mạch điện của máy nén khí
Các vị trí mà mạch điện hay bị hỏng: Bảng điều khiển, tụ điện, mạch động lực và mạch khống chế tại các động cơ điện.
Việc chuẩn đoán được vị trí hay bị hỏng hóc giúp tiết kiệm thời gian sửa chữa máy nén khí, giảm thiểu tối đa tổn thất, sự ảnh hưởng do việc ngưng vận hành máy nén khí gây ra. Tại nhiều vị trí, với các hỏng hóc đơn giản sau khi phát hiện lỗi ta có thể xử lý và sửa chữa ngay tại chỗ, máy có thể hoạt động lại ngay. Tuy nhiên, với các lỗi phức tạp hơn, ngay cả khi ta đã chuẩn đoán ra lỗi nhưng vẫn không tự sửa chữa được mà cần đến các kỹ sư chuyên nghiệp. Cách nhanh nhất để tìm ra lỗi là dựa theo dấu hiệu nhận biết. Tại thời điểm xảy ra sự cố nếu bạn không có tại hiện trường thì cần hỏi công nhân xem đã có chuyện gì? Bộ phận nào đã xảy ra chập, cháy? Hay mạch điện quá yếu không thể hoạt động được?
Check lại sơ đồ nguyên lý mạch điện để tìm kiếm thông tin, khoanh vùng khu vực xảy ra hỏng hóc.
Tiến hành kiểm tra sơ bộ
Quá trình kiểm tra này không cần tới các công cụ đo lường hỗ trợ mà sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ theo quan sát bằng mắt thường: quan sát các đường dây điện xem có bị đứt hay tuột không, đồng thời cũng kiểm tra rơle, cầu chì và tụ điện… Nếu kiểm tra sơ bộ mà chưa phát hiện ra lỗi ta sẽ tiến hành kiểm tra trong điều kiện có nguồn điện.
Kiểm tra khi có điện
Ấn nút START của bộ điều khiển để xem các rơ le điện từ có hoạt động không? Lưu ý trước khi nhấn nút START ta phải bật aptomat trước để kiểm tra xem các đèn tín hiệu có sáng không, đảm bảo chắc chắn an toàn trong quá trình check. Khi đóng mạch điện, chú ý xem có tiếng kêu bất thường nào không? Sau đó dùng vôn kế và ampe kế để kiểm tra tuần tự các chi tiết từ các công tơ đến động cơ của từng pha.
Các trường hợp hỏng tụ hay hỏng điện trở thì có thể dùng đồng hồ để phát hiện. Tuy nhiên, nếu IC bị hỏng thì việc phát hiện không phải là điều dễ dàng. Nếu IC bị hỏng thì việc đầu tiên cần làm là phải làm sạch IC, thổi các bụi bẩn, sấy khô IC…Nếu vẫn không được thì nên nhờ các chuyên gia hỗ trợ.