Đường sắt "ba ray" đầu tiên trên thế giới của Nhật Bản hoạt động như thế nào?

2017-02-17 16:21:14 | Lượt xem 1667

Theo nguồn tin từ Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản, lần đầu tiên trên thế giới tất cả các tuyến đường sắt dành cho tàu cao tốc ở Nhật Bản sẽ được lắp thêm "đường ray thứ 3" để ngăn chặn tàu chệch bánh khi có động đất. Vậy đường sắt "ba ray" đầu tiên trên thế giới này hoạt động như thế nào?

 

Đường sắt "ba ray" đầu tiên trên thế giới của Nhật Bản hoạt động như thế nào?

 

"Đường ray thứ 3" làm bằng thép và có kích thước 17,4cm, lớn hơn đường ray thông thường một vài cm. Nó được lắp vào phía bên trong của đường tàu sao cho một trong những bánh xe của đoàn tàu được cố định từ hai mặt. Nhờ đó khi có động đất đoàn tàu không bị đổ khỏi đường tàu.

 

Đường sắt "ba ray" đầu tiên trên thế giới của Nhật Bản

 

Shinkansen (hay tàu hỏa đạn) là loại tàu cao tốc được dùng phổ biến tại Nhật Bản

 

 

Đường sắt đầu tiên sẽ được lắp "đường ray thứ 3" là đoạn đường có mật độ giao thông lớn nhất ở Nhật Bản, dài 515km, nối liền Tokyo với Osaka và nằm ở trung tâm hòn đảo chính của Nhật Bản Honshu. Chi phí cho công việc này dự tính lên tới 30 tỷ yên, tương đương với 270 triệu USD.

 

Thực ra trước đây ở Nhật Bản người ta thường sử dụng hệ thống cảnh báo động đất sớm để ngăn chặn đoàn tàu cao tốc lại khi có nguy cơ động đất mạnh.

 

Nhưng sau vụ tai nạn đổ tàu xảy ra vào cuối năm 2004 ở Nigata do trận động đất mạnh gần 5,5 độ rích te gây ra buộc các nhà chức trách Nhật Bản phải xen xét lại chiến lược an toàn giao thông đường sắt.

BÀI VIẾT KHÁC